Thời đại toàn cầu hóa Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế

Amartya Sen

Amartya Sen (s. năm 1933) là một nhà kinh tế học phát triển và phúc lợi hàng đầu, đã bày tỏ sự hoài nghi nghiêm trọng với sự đúng đắn của các giả định tân cổ điển. Ông đặc biệt chỉ trích lý thuyết về kỳ vọng hợp lý và dành các tác phẩm của mình nghiên cứu về phát triển và nhân quyền. Ông giành giải Nobel kinh tế học năm 1998.

Joseph Stiglitz vừa là một nhà kinh tế thành công, vừa là một tác giả sách bán rất chạy. Ông nói về tác phẩm của mình Making Globalization Work (Khiến toàn cầu hóa hiệu quả) ở đây.[91]

Joseph E. Stiglitz

Joseph Stiglitz (s. năm 1943) được trao giải Nobel năm 2001 vì công trình của ông trong lĩnh vực kinh tế học thông tin. Ông từng làm chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Mỹ Bill Clinton và là kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Thế giới. Stiglitz đã dạy ở rất nhiều trước đại học danh tiếng, bao gồm Columbia, Stanford, Oxford, Manchester, Yale và MIT. Trong những năm gần đây, ông trở thành một người chỉ trích mạnh mẽ các định chế kinh tế toàn cầu. Ông là một học giả nổi tiếng cả trong giới học thuật lẫn phổ thống. Trong tác phẩm Making Globalization Work (2007, Khiến toàn cầu hóa hiệu quả), ông trình bày quan điểm về những vấn đề kinh tế học quốc tế.

Vấn đề cơ bản với mô hình tân cổ điển và mô hình tương ứng theo hệ thống thị trường xã hội chủ nghĩa là chúng không tính tới hàng loạt vấn đề phát sinh từ sự thiếu vắng thông tin hoàn hảo và những chi phí để có được thông tin, cũng như sự thiếu vắng hay không hoàn hảo trong những rủi ro cơ bản và các thị trường vốn. Sự thiếu hoàn hảo, đến lượt nó, có thể giải thích phần lớn bởi những vấn đề về thông tin.[92]

Paul Krugman

Paul Krugman tại Thư viện quốc gia Đức ở Frankfurt

Paul Krugman (s. năm 1953) là một kinh tế gia đương đại. Cuốn sách giáo khoa do ông viết, International Economics (2007, Kinh tế học quốc tế) nằm trong danh sách cần đọc ở rất nhiều trường đại học. Nổi tiếng là một đại diện của chủ nghĩa cấp tiến, ông giữ mục xã luận về kinh tế mỗi hai tuần bàn thảo về chính sách kinh tế của Mỹ và chính trị Mỹ trên tờ báo New York Times. Ông được trao giải Nobel kinh tế năm 2008 cho công trình của ông về lý thuyết thương mại mới và địa lý kinh tế.

Kinh tế vĩ mô kể từ hệ thống Bretton Woods

Từ những năm 1970 trở đi, chỉ trích của những người trọng tiền theo kiểu Friedman với kinh tế vĩ mô Keynes là điểm xuất phát hình thành nên nhiều khuynh hướng trong kinh tế học vĩ mô chống lại ý tưởng cho rằng sự can thiệp của chính phủ có thể giúp ổn định nền kinh tế.[93] Robert Lucas chỉ trích quan điểm Keynes vì sự thiếu nhất quán với kinh tế học vi mô. Chỉ trích của Lucas đặt nền tảng cho trường phái kinh tế học vĩ mô tân cổ điển, kinh tế học vĩ mô cổ điển mới dựa trên nền tảng là kinh tế học cổ điển. Lucas cũng phổ quát hóa ý tưởng về kỳ vọng hợp lý,[94] vốn được sử dụng làm nền tảng cho một số học thuyết cổ điển mới như đề xuất chính sách không hiệu quả.[95]

Mô hình tiêu chuẩn cho kinh tế học cổ điển là học thuyết chu kỳ kinh doanh thật, vốn tìm cách giải thích những thăng trầm trong sản lượng và việc làm liên hệ với các biến số thực tế như những thay đổi trong công nghệ và sở thích. Giả định các thị trường là cạnh tranh, học thuyết chu kỳ kinh doanh thật ngụ ý rằng những thăng giáng theo chu kỳ là sự phản ứng tối ưu với sự thay đổi của công nghệ và sở thích, và rằng các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô phải làm giảm phúc lợi.[96]

Kinh tế học Keynes có sự trở lại với những nhà kinh tế học chính thống với sự cổ súy cho kinh tế học vĩ mô Keynes mới. Ý tưởng trung tâm của chủ nghĩa Keynes mới dựa trên nền tảng kinh tế học vi mô, xác định sự chênh lệch tối thiểu với các giả định kinh tế học vi mô tiêu chuẩn đã đưa tới các kết luận trong kinh tế học vĩ mô của Kenyes, chẳng hạn như sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ làm lợi đáng kể cho phúc lợi xã hội.[97] Những lập luận về chi phí thực đơn của George Akerlof cho thấy, trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo, những sai lệch nhỏ trong tính duy lý có thể gây ra sức ì lớn về giá cả.[98]

Các nhà kinh tế học đã kết hợp phương pháp luận của lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế với những nhân tố thuần túy lý thuyết khác, như sức ì giá cả, với chủ nghĩa Keynes mới và tạo ra học thuyết tân cổ điển mới. Những mô hình cân bằng tổng quát linh động ngẫu nhiên, các hệ thống lớn những phương trình kinh tế vi mô được kết hợp vào những mô hình kinh tế tổng quát, là trung tâm cho hệ thống mới này và hệ thống này chiếm ưu thế trong kinh tế học hiện giờ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế http://socserv2.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/veblen... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.lewrockwell.com/rothbard/rothbard200.ht... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.youtube.com/watch?v=UzhD7KVs-R4 http://www.youtube.com/watch?v=jNgfIH5pyxg http://www.youtube.com/watch?v=muUjNWIeDZg http://homepage.newschool.edu/het//profiles/malthu...